Trước nhu cầu thẩm mỹ cao, nhất là với những người thường xuyên phải giao tiếp, niềng răng mắc cài mặt trong đã ra đời để đáp ứng. Vậy niềng
răng có ảnh hưởng gì không và hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Niềng răng mặt trong cho một số trường hợp nhất định
Như đã nói ở trên, niềng răng mắc cài mặt trong sẽ phát huy được những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm nếu như được áp dụng với đúng trường hợp. Thông tin bọc răng sứ có đắt không ai cũng nên tìm hiểu.
Theo nghiên cứu và kiểm chứng thực tế của các chuyên gia nha khoa hàng đầu, việc có nên niềng răng mặt trong không sẽ được chỉ định nếu bệnh nhân thuộc một trong những trường hợp sau:
– Răng bị khấp khểnh, lệch lạc và chen chúc nhau
– Sai khớp cắn loại 2 hay còn gọi là răng bị hô (vẩu)
– Sai khớp cắn loại 3 hay còn gọi là răng bị móm (khớp cắn ngược)
– Răng thưa
– Sai khớp cắn dưới dạng bị hở, đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo
Ngoài ra các trường hợp không bị sai lệch nhưng muốn nắn chỉnh cho răng đều đặn và thẳng hàng hơn thì niềng răng mặt trong có tốt không sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Niềng răng mặt trong có ưu và nhược điểm gì?
Để biết niềng răng mặt trong có điểm gì vượt trội và chưa bằng các phương pháp chỉnh nha khác, dưới đây là bảng tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong bạn có thể quan tâm theo dõi:
Ưu điểm
- Sử dụng mắc cài mặt trong nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho người sử dụng, bệnh nhân có thể tự tin và không ngại khi giao tiếp
- Nắn chỉnh răng cho hiệu quả trọn đời, không xảy ra bất cứ sai khác nào
- Đảm bảo ăn nhai tốt, khả năng chịu lực nắn chỉnh đồng đều, ổn định qua các giai đoạn
- Không gây hôi miệng nếu vệ sinh răng miệng tốt.
Nhược điểm
- Đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các phương pháp niềng răng mặt ngoài vì mặt trong sẽ khó khăn hơn trong quá trình gắn mắc cài cũng như điều chỉnh tăng lực.
- Thức ăn dễ giắt lại trong kẽ răng, nếu không làm sạch thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, hôi miệng...
- Phát âm khó hơn: Việc có mắc cài và dây cung phía bên trong răng khiến cho hoạt động của lưỡi bị hạn chế hơn, thời gian đầu có thể khiến bệnh nhân có cảm giác vướng víu, khó chịu khi ăn uống và sinh hoạt khi chưa quen với khí cụ trong miệng.
- Một số trường hợp còn khiến cho mắc cài bị dịch chuyển khi dùng lưỡi đẩy răng.