Răng bị mẻ một nửa khắc phục thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì nhiều lí do khiến hàm răng của chúng ta bị gãy vỡ và không còn giữ được nét thẩm mỹ như ban đầu. Hiện có rất nhiều phương pháp cải thiện tình trạng này nhưng để tìm được một biện pháp phù hợp không phải ai cũng biết.

Tác hại của mẻ răng

Răng bị mẻ là tổn thương răng không quá nghiêm trọng nên khi mắc phải nhiều người vẫn xem nhẹ và chưa tìm biện pháp khắc phục. Tuy nhiên ban đầu có thể chưa ảnh hưởng gì nhiều nhưng về lâu về dài nếu không được khắc phục răng mẻ có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng:

- Răng mẻ gây mất thẩm mỹ: Răng bị mẻ một nửa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là các trường hợp mẻ răng cửa, gây mất tự tin khi giao tiếp ăn nói.

- Răng mẻ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng mẻ làm cho việc ăn uống khó khăn hơn, chức năng ăn nhai bị giảm đi nhiều, sức nhai yếu do răng đã không còn nguyên vẹn, cảm nhận thức ăn không còn được như trước khi chưa mẻ.

Nên trám răng bị mẻ một nửa hay nên bọc sứ?-1
Răng bị mẻ một nửa phải làm sao*

- Răng mẻ làm suy giảm tuổi thọ răng: Trong quá trình va chạm, ăn uống sinh hoạt hằng ngày dễ dẫn đến tình trạng nứt mẻ nghiêm trọng hơn gây mẻ nhiều, mẻ toàn bộ răng gãy răng,…Ngoài ra, tại vị trí răng bị mẻ dễ bị mảng bám, thức ăn bám vào lâu ngày gây nên tình trạng sâu răng, hư men răng, hôi miệng,…

- Răng mẽ dần dẫn đến tình trạng gãy thân răng: Với những trường hợp mẽ răng lớn, đặc biệt là mẽ chân răng, nếu không điều trị, theo thời gian chân răng sẽ bị ăn mòn dần và dẫn đến gãy thân răng.

Răng bị mẻ một nửa nên trám hay bọc sứ?

Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta biết được răng bị mẻ một nửa nên trám hay bọc sứ. Cụ thể:

Răng bị mẻ chưa hư tủy

Ở trường hợp này, thường chỉ cần làm sạch vùng răng cần điều trị, loại bỏ các mô hỏng và trám kín các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng Composite.

Ưu điểm của phương pháp này là khả năng phục hình nhanh chóng. Với vật liệu Composite, bệnh nhân thường chỉ cần đến nha khoa một lần, lưu lại khoảng 1 – 2 giờ, để khám, tư vấn, chụp X – Quang và trám răng.

Miếng trám không chỉ giúp khôi phục hình dáng thẩm mỹ mà còn bao phủ, bảo vệ các mô còn lại khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như ê buốt răng, sâu răng, viêm tủy…

Thế nhưng, khả năng chịu lực ăn nhai của miếng trám răng thường chỉ ở mức cơ bản. Vì thế, sau khi thực hiện, bạn nên ăn nhai bằng một lực vừa phải, hạn chế nhai, cắn thực phẩm cứng.

Răng bị mẻ đã ảnh hưởng tủy

Ở trường hợp răng bị mẻ một nửa này, bác sĩ thường chỉ định chữa tủy trước khi phục hình răng. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục phát triển và lây lan sang các mô quanh răng, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Kỹ thuật chữa tủy thường yêu cầu một hoặc nhiều lần đến nha khoa, tùy vào vị trí, tình trạng răng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tủy và các mô răng bị ảnh hưởng. Sau đó, khôi phục hình dáng thẩm mỹ của răng bằng kỹ thuật bọc sứ.

Răng sứ là một loại thân răng giả được thiết kế, gia công theo dấu hàm của mỗi người, thường được gắn lên trên răng thật bị sâu hỏng, mẻ, gãy, vỡ, mòn men… để khôi phục hình dáng thẩm mỹ của chúng.

Khả năng chịu lực của răng sứ rất cao, cứng chắc gấp 8 lần răng thật, tùy vật liệu và công nghệ chế tạo. Khi được chụp lên răng thật, chúng có tác dụng như một tấm chắn chịu lực, bao phủ, bảo vệ cho các mô bên trong.

Nên trám răng bị mẻ một nửa hay nên bọc sứ?-2
Răng bị mẻ một nửa cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm*

Răng bị mẻ không thể điều trị

Trong trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ răng. Nha khoa Đông Nam sử dụng công nghệ nhổ răng siêu âm. Do đó, quá trình thực hiện diễn ra khá nhẹ nhàng, ít, xâm lấn, tổn thương mô mềm. Bệnh nhân gần như không cảm thấy đau nhức.

Bệnh nhân có thể bắt đầu quy trình trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm để thay thế cho chân răng vừa được nhổ đi.

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề răng bị mẻ một nửa nên trám hay bọc sứ mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn những thông kinh nghiệm cũng như kiến thức cần thiết giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.
 
Top